Từ khóa: TƯ VẤN PHÁP LU

TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Luật bảo hiểm xã hôi quy định hai loại hình bảo hiểm đó là Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.


TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ


Bộ luật dân sự hiện hành (Bộ luật dân sự năm 2015) quy định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Luật sở hữu trí tuệ hiện hành là một văn bản pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước thông qua việc quy định về quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ ( Quyền sở hữu trí tuệ) .

Luật sở hữu trí tuệ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG


Bộ luật Lao động hiện hành của nước ta quy định một số nội dung liên quan đến tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

 

TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Hiện nay, chúng ta đang áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015. Bộ luật này thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 2005.

Bộ luật dân sự năm 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều.

 Trước đây,  Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều. 

Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt Bộ luật dân sự cũ, được sắp xếp rất khoa học.


TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

Luật đất đai quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối tượng chịu phạm vi điều chỉnh của Luật này cũng rất rộng, bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; Người sử dụng đất và các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Pháp luật hình sự của nước ta bao trùm trên hai lĩnh vực Hình sự và Tố tụng hình sự. Nội dung được thể hiện rõ nét trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự qua các thời kỳ.

Hiện nay, chúng ta đang áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Bộ luật hình sự 2015 có 426 Điều luật chia thành 26 Chương và Điều khoản thi hành. Bộ luật Tố tụng hình sự có 510 Điều chia thành 34 Chương và Điều khoản thi hành.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

 

Luật sư tham gia tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp với vai trò là người “quân sư” để tư vấn, hỗ trợ và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, bảo đảm các quyện và lợi ích của doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

Vị luật sư vì cộng đồng

 
Là cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước TP Hà Nội, nhiều năm qua, luật sư Nguyễn Văn Hà (Đoàn Luật sư Hà Nội), Trưởng văn phòng Luật sư Hà Lan và cộng sự đều dành mỗi tuần ít nhất từ 1 đến 3 ngày để làm công tác trợ giúp pháp lý (báo cáo viên, hoặc bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại các phiên tòa cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý). 

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT KẾT HỢP THỪA PHÁT LẠI


Trong lĩnh vực hành nghề, bên cạnh hoạt động tư vấn pháp luật, tranh tụng, Văn phòng Luật sư Hà Lan và Công sự cũng có sự phối kết hợp với các Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện các công việc theo yêu cầu của khách hàng.

Khi đến với Văn phòng luật sư, Quý Ông (Bà) sẽ được luật sư tư vấn để lựa chọn các hình thức Thừa phát lại cụ thể phù hợp với tiêu chí và nguyện vọng của mình.

Các văn bản do Thừa phát lại lập sẽ được Luật sư kiểm tra, rà soát, đối chiếu và chỉnh sửa cho phù hợp với quy định của pháp luật.

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT KẾT HỢP CÔNG CHỨNG



Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.